Thủ tục đầu tư vào Khu công nghiệp tại Bình Phước

Khu Công Nghiệp tại Bình Phước - Thủ tục đầu tư

Thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) tại Bình Phước bao gồm 8 bước, được tóm tắt trong hình trên (tùy theo chính sách của từng KCN mà thủ tục có thể khác nhau). Tại Khu công nghiệp Việt Kiều, chúng tôi có bộ phận dịch vụ có thể hỗ trợ Chủ đầu tư hoàn thành các công đoạn này. Chi tiết về dịch vụ của chúng tôi có thể được tìm thấy tại đây.

THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TẠI BÌNH PHƯỚC

1. Lựa chọn lô đất tại khu công nghiệp

Đầu tiên, chủ đầu tư cần lựa chọn mặt bằng phù hợp với nhu cầu về quy mô, vị trí, dòng đời của dự án và đặc biệt là ngành nghề được phép triển khai. Điều quan trọng là phải tìm hiểu ngành nghề được phép hoạt động tại các lô đất trong mỗi khu công nghiệp để đảm bảo việc bảo vệ môi trường và điều này có thể khác nhau giữa các khu công nghiệp.

Sau đó, chủ đầu tư sẽ ký với đơn vị phát triển KCN biên bản ghi nhớ hoặc hợp đồng nguyên tắc về vị trí lô đất được lựa chọn. Quy trình này gần như giống hoàn toàn tại các Khu Công Nghiệp ở phía Nam.

Lựa chọn lô đất tại các Khu Công Nghiệp

2. Xin giấy chứng nhận đầu tư – giai đoạn chính trong thủ tục đầu tư vào các Khu công nghiệp tại Bình Phước 

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và các cần chuẩn bị bao gồm: chứng nhận thuê đất, năng lực tài chính, thông tin chi tiết về dự án đầu tư, pháp nhân chủ đầu tư và phải hoàn thành các biểu mẫu A.I.6 và A.I.4 theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT. Đối với tài liệu nước ngoài cần phải được chứng thực lãnh sự cho mục đích kiểm tra.

Toàn bộ hồ sơ sẽ được nộp cho Trung Tâm Hành Chính Công và quá trình giải quyết thủ tục này mất khoảng 12 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Hoàn thành thủ tục thuê đất với chủ đầu tư của Khu công nghiệp tại Bình Phước

Lễ ký kết hợp đồng tại Khu Công Nghiệp Việt Kiều Bình Phước

Chủ đầu tư và đơn vị phát triển Khu Công Nghiệp (KCN) sẽ ký Hợp đồng cho thuê lại đất chính thức. Sau đó, chủ đầu tư KCN sẽ bàn giao lô đất cho bên thuê để thực hiện các công đoạn tiếp theo. Tùy thuộc vào chính sách của KCN, việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư có thể được tiến hành ở bước này.

4. Xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA)

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập báo cáo ĐTM như sau:

  • Giấy chứng nhận đầu tư (IRC)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất, quyết định giao đất…
  • Thẩm định Báo cáo ĐTM tại hội đồng thẩm định của Bộ/Sở TNMT dưới sự tham gia của Giám đốc Sở, các phòng ban liên quan và chuyên gia
  • Hoàn thiện chỉnh sửa Báo cáo ĐTM và trình phê duyệt

Trên cơ sở các thông tin này, nhà đầu tư sẽ lập báo cáo ĐTM và hồ sơ dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi). Chủ đầu tư sẽ nộp hai báo cáo này cùng với các tài liệu nêu trên cho Trung tâm Hành chính công để thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo thông tin công bố từ chính quyền tỉnh Bình Phước, sẽ mất 12 ngày để Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành thủ tục này.

5. Triển khai quy trình thiết kế và lập dự toán công trình (BOQ)

Theo Phân tích tác động môi trường và yêu cầu của Nhà đầu tư đối với nhà máy của mình, quá trình thiết kế có thể được thực hiện bao gồm các  hạng mục thiết kế: Nền móng; Kết cấu khung thép; Hệ thống cơ điện (MEP); Nhà máy xử lý nước thải (WWTP). Bản thiết kế cần phải được trình BQL Khu công nghiệp phê duyệt trước khi thực hiện các giai đoạn tiếp theo để Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khi quá trình thiết kế hoàn thành, Nhà thiết kế sẽ phát hành BOQ theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

6. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Trước khi xin Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần phải Thẩm định PCCC: Hồ sơ sẽ được nộp tại Trung tâm Hành chính công. Quy trình sẽ do Văn phòng Công an tỉnh Bình Phước thực hiện, thời gian giải quyết khoảng 5 ngày.

Sau đó, Chủ đầu tư / Nhà thiết kế / Nhà thầu sẽ đệ trình thẩm định PCCC đã được phê duyệt; Hợp đồng thuê đất; Báo cáo ĐTM và Thiết kế cơ sở công trình đến Trung tâm Hành chính công để xin Giấy phép xây dựng. BQL Khu kinh tế Bình Phước sẽ tiến hành lập hồ sơ và thường mất 5 ngày để cơ quan có thẩm quyền xử lý tài liệu.

Quá trình xây dựng có thể bắt đầu sau khi được cấp phép xây dựng.

7. Quá trình xây dựng

Nhà đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu để xây dựng nhà máy sản xuất dựa trên quy mô dự án và khối lượng công việc:

  • Nhà thầu san lấp
  • Nhà thầu xây dựng đường ống
  • Nhà thầu khung thép
  • Nhà thầu cơ điện và hệ thống ống (MEP)

Hầu hết các nhà thầu sẽ đưa ra hợp đồng Kỹ thuật, Mua sắm và Xây dựng (EPC), hợp đồng này sẽ thực hiện quá trình thiết kế, xây dựng và mua sắm cho chủ đầu tư. Mặc dù chi phí thực hiện hợp đồng EPC có thể cao hơn, tuy nhiên chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý và công sức cho dự án của mình.

Nhà xưởng điển hình tại Các Khu Công Nghiệp

Theo Vietnam Construction Website, Top 5 nhà sản xuất kết cấu thép và nhà thép tiền chế tại Việt Nam năm 2021 là Công ty CP Kết cấu Thép ATAD, Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng, BMB JSC, PEB Steel Building Ltd, SBC JSC, với thị phần tương đương 17%, 15%, 14% 13% và 9%….

Khi quá trình xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư hoặc nhà thầu sẽ xin phê duyệt hoàn công. Quy trình này sẽ được Ban Quản lý Khu kinh tế Bình Phước kiểm tra và phê duyệt. Kết thúc giai đoạn này, chủ đầu tư có thể chuyển sang quá trình vận hành và sản xuất.

8. Vận hành sản xuất – giai đoạn cuối cùng trong quá trình đầu tư trong các Khu Công Nghiệp tại Bình Phước

Đây là giai đoạn cuối của thủ tục đầu tư dự án FDI tại Bình Phước và các nhà đầu tư sẽ có kế hoạch riêng trong giai đoạn này:

  • Mua sắm máy móc.
  • Tuyển dụng lao động
  • Ký kết hợp đồng sử dụng điện nước với các bên liên quan
  • Đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ theo ngành nghề được phép được liệt kê và các yêu cầu khác trong IRC, báo cáo phân tích tác động môi trường, chính sách KCN và tuân thủ tất cả các tài liệu pháp lý liên quan của Việt Nam.
Manufacture Procedure

8 bước trên thể hiện quá trình đầu tư vào các khu công nghiệp tại Bình Phước, một trong những tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Minh Chiến – Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước, với tầm nhìn hỗ trợ nhà đầu tư cũng như phát triển Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2030, tỉnh đã và đang thực hiện tinh giản thủ tục hành chính, đưa ra các chính sách thuận lợi cho nhà đầu tư, triển khai các hoạt động tạo điều kiện đầu tư trực tuyến, áp dụng công nghệ hành chính hiện đại, thông minh…

Trả lời